Sau đây là những chính sách mới về bảo hiểm y tế có tác động lớn đến mọi người từ năm 2021.

1. Được hưởng 100% chi phí điều trị nội trú trái tuyến tỉnh

Từ ngày 1-1-2021, trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật bảo hiểm y tế (mức hưởng khi đi khám đúng tuyến) theo tỷ lệ sau đây:

- Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú

Một số điểm mới về chính sách bảo hiểm y tế - Ảnh 1.

- Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 1-1-2021 trong phạm vi cả nước (Hiện nay chỉ được thanh toán 60% chi phí điều trị nội trú theo mức hưởng của thẻ bảo hiểm y tế).

-  Tại bệnh viện tuyến huyện là 100% chi phí khám chữa bệnh.

Vì vậy, người dân có thẻ bảo hiểm y tế khi đi khám, chữa bệnh trái tuyến sẽ được hưởng 100% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi cả nước. Đồng nghĩa với đó, người bệnh có thể điều trị nội trú ở bất kì tỉnh thành nào trên cả nước cũng đều được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán toàn bộ chi phí khám chữa bệnh.

2.Sử dụng mẫu thẻ bảo hiểm y tế mới

Căn cứ Quyết định 1666/QĐ-BHXH của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, mẫu thẻ bảo hiểm y tế mới sẽ được sử dụng thống nhất trên phạm vi cả nước từ ngày 01/4/2021. Tuy nhiên, thẻ bảo hiểm y tế đã cấp còn thời hạn sử dụng trước ngày này thì người dân tiếp tục được dùng để khám chữa bệnh bảo hiểm y tế.Mẫu thẻ bảo hiểm y tế mới được đánh giá là có nhiều ưu điểm so với mẫu thẻ bảo hiểm y tế giấy đã sử dụng hiện nay. Cụ thể:

Kích thước nhỏ hơn, được ép plastic sau khi in để người dân dễ dàng đem theo cũng như bảo quản; Mã số thẻ ngắn gọn với 10 ký tự (thẻ bảo hiểm y tế hiện nay là 14 chữ số) giúp thực hiện các thủ tục nhanh chóng; Thêm thông tin nơi cấp, nơi đổi thẻ để người dân tiết kiệm thời gian tìm kiếm nơi cấp, đổi thẻ; Bỏ thông tin về địa chỉ cư trú trên thẻ bảo hiểm y tế, thẻ bảo hiểm y tếcủa trẻ dưới 06 tuổi không còn ghi tên cha, mẹ…

Đặc biệt, mặt sau của thẻ bảo hiểm y tế đã thay đổi phần lớn nội dung so với mẫu thẻ BHYT hiện hành để người tham gia tiện tra cứu thông tin sử dụng thẻ…

3/ Từ 1-7-2021, điều chỉnh đối tượng tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình

Nội dung này được đề cập tại Luật Cư trú 2020, sẽ có hiệu lực từ ngày 1-7-2021. Theo đó, khoản 2 Điều 38 Luật Cư trú sửa đổi khoản 7 Điều 2 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (sửa đổi năm 2013, 2014, 2015 và 2018) như sau:

Một số điểm mới về chính sách bảo hiểm y tế - Ảnh 2.

Có thể thấy, đối tượng tham gia bảo hiểm y tếhộ gia đình từ ngày 1-7-2021 là những người cùng đăng ký thường trú hoặc cùng đăng ký tạm trú tại một chỗ ở hợp pháp, thay vì có tên cùng Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú như hiện nay.

Quy định này xuất phát từ việc Sổ hộ khẩu và Sổ tạm trú chỉ được sử dụng đến hết ngày 31-12-2022. Đồng thời, cơ quan đăng ký cư trú cũng sẽ không cấp mới, cấp lại Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú mà thực hiện điều chỉnh, cập nhật thông tin của công dân trên Cơ sở dữ liệu về cư trú.

8 trường hợp được xác định khám chữa bệnh đúng tuyến bảo hiểm y tế từ 1-3-2021

Đây là nội dung được nêu tại Thông tư 30/2020/TT-BYT hướng dẫn Nghị định 146/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm y tế.

Cụ thể, Thông tư 30 quy định 8 trường hợp khám chữa bệnh bảo hiểm y tế đúng tuyến bao gồm:

(1) Đến khám chữa bệnh đúng cơ sở khám chữa bệnh ban đầu ghi trên thẻ bảo hiểm y tế.

(2) Thẻ bảo hiểm y tế đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám chữa bệnh tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện đi khám chữa bệnh tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện khác trong cùng địa bàn tỉnh.

Trường hợp trẻ em chưa có thẻ bảo hiểm y tế do chưa làm thủ tục khai sinh được sử dụng giấy chứng sinh đi khám chữa bệnh.

(3) Đi cấp cứu.

(4) Được chuyển tuyến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định, bao gồm:

- Được chuyển tuyến theo quy định tại Điều 10 và Điều 11 Thông tư 40/2015/TT-BYT ngày 16-11-2015.

- Được chuyển tuyến theo quy định tại khoản 3 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP ngày 17-10-2018.

Theo https://nld.com.vn