Không làm đủ 12 tháng có được nghỉ phép năm?

Những điều người lao động ít biết về ngày nghỉ phép năm - 1

Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ 12 ngày làm việc trong điều kiện bình thường.

Thông tin về vấn đề trên, Luật sư Nguyễn Anh Dũng (Đoàn luật sư TPHCM) cho hay, điều 113 Bộ luật lao động năm 2019 quy định, người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động.

Số ngày nghỉ gồm 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường; 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Khi người lao động làm chưa đủ 12 tháng thì lấy số ngày nghỉ hằng năm cộng với số ngày được nghỉ tăng thêm theo thâm niên (nếu có), chia cho 12 tháng, nhân với số tháng làm việc thực tế trong năm để tính thành số ngày được nghỉ hằng năm.

Trường hợp người lao động làm việc chưa đủ tháng, nếu tổng số ngày làm việc và ngày nghỉ có hưởng lương của người lao động (nghỉ lễ, tết, nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng có hưởng lương theo Điều 112, Điều 113, Điều 114 và Điều 115 của Bộ luật Lao động) chiếm tỷ lệ từ 50% số ngày làm việc bình thường trong tháng theo thỏa thuận thì tháng đó được tính là 1 tháng làm việc để tính ngày nghỉ hằng năm.

Như vậy, với những người lao động làm việc không đủ năm thì lấy số ngày nghỉ hằng năm cộng với số ngày được nghỉ tăng thêm theo thâm niên (nếu có), chia cho 12 tháng, nhân với số tháng làm việc thực tế trong năm để tính thành số ngày được nghỉ hằng năm; kết quả phép tính lấy tròn số hàng đơn vị, nếu phần thập phân lớn hơn hoặc bằng 0,5 thì làm tròn lên 1 đơn vị sẽ ra số ngày nghỉ hằng năm của người lao động.

Tính tiền nghỉ phép năm còn thừa khi nghỉ việc thế nào?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019, nếu người lao động chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ trong trường hợp do thôi việc, mất việc làm.

Cách tính tiền nghỉ phép năm còn thừa khi nghỉ việc được quy định tại khoản 3 Điều 67 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm là tiền lương theo hợp đồng lao động của tháng trước liền kề tháng người lao động thôi việc, bị mất việc làm.

Như vậy, tiền nghỉ phép năm còn thừa khi nghỉ việc của người lao động được tính bằng công thức sau:

Những điều người lao động ít biết về ngày nghỉ phép năm - 2

Người lao động được nghỉ hàng năm theo lịch nghỉ do người sử dụng lao động đã quy định. Trường hợp người lao động chưa nghỉ hàng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hàng năm do người sử dụng lao động không bố trí được (theo lịch nghỉ đã quy định) và yêu cầu người lao động đi làm thêm vào những ngày nghỉ này thì được trả lương ít nhất bằng 300% đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả của công việc đang làm theo quy định tại Điều 61 của Bộ luật Lao động và điểm c, khoản 3, điều 10 Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ.

Trường hợp người sử dụng lao động đã bố trí lịch nghỉ hàng năm nhưng người lao động có yêu cầu và tự nguyện đi làm vào những ngày này thì ngoài tiền lương trả cho ngày nghỉ có hưởng lương, người sử dụng lao động chỉ phải trả nguyên lương cho những ngày làm việc đó (100% đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả của công việc đang làm).

 
Theo https://dantri.com.vn